Chùa Thiên Mụ – những câu chuyện thần bí mà bạn nên khám phá khi đến ngôi chùa thiên liêng bậc nhất xứ Huế.
Chùa Thiên Mụ như một chứng nhân lịch sử diễn ra trên đôi bờ sông Hương. Ngôi chùa vẫn luôn tồn tại trong tâm thức người dân Huế nói riêng và đời sống văn hóa người Việt Nam nói chung. Mặc dù không có nhiều tượng Phật như các chùa khác nhưng nhìn tổng quan, khuôn viên chùa như một cung điện, dinh thự của các bậc vua chúa, quan lại xứ Huế ngày xưa. Vãn cảnh chùa, du khách như đang đi vào không gian của trăm năm, thanh tịnh và thơ mộng. Khách bước qua khỏi cổng chùa đã thấy lòng lắng lại, tĩnh tâm, bỏ lại đằng sau những phiền muộn, lo âu.
1. Giới thiệu về Chùa Thiên Mụ Huế
Chùa Thiên Mụ còn có cái tên gọi khác là chùa Linh Mụ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương cách Huế khoảng 5km về phía Tây. Chùa Thiên Mụ nằm giữa không gian non nước hữu tình, tạo nên một khung cảnh độc đáo, tâm linh và giá trị.
Chùa Thiên Mụ có chiều cao khoảng 21m, gồm 7 tầng và mỗi tầng đều có tượng Phật, riêng tầng trên có thờ tượng Phật bằng vàng, tháp Phước Duyên là kiến trúc gắn liền với chùa Thiên Mụ.
2. Lịch sử hình thành chùa Thiên Mụ Huế
Thiên Mụ là ngôi chùa được xây dựng sớm nhất tại Thành phố Huế. Tương truyền khi đến làng Thượng Hòa, tỉnh Quảng Nam, chúa Nguyễn Hoàng đã đích thân vào xem xét địa thế để dựng cơ đồ cho dòng họ Nguyễn. Trên một chuyến cưỡi ngựa dọc sông Hương lên đến đầu nguồn, Nguyễn Hoàng bắt gặp một ngọn đồi nhỏ bên sông Hương tên là Hà Khê. Nhận thấy thế đất giống như rồng quay đầu lại, năm 1601, Chúa quyết định xây dựng một ngôi đền trên đồi, hướng ra sông Hương và đặt tên là Thiên Mụ. Năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần xin trùng tu chùa, quy mô kiến trúc nhỏ.
Chúa Nguyễn Phúc Chu yêu cầu đúc một quả chuông đồng lớn nặng 3285 cân, một tác phẩm nghệ thuật có giá trị mang tên chuông Đại Hồng Chung. Tiếng chuông từ ngôi chùa đã mang lại sự bình yên trong lòng người dân xứ Huế vào năm 1710. Sau đó, đến năm 1714, chúa Nguyễn Phúc Chu tiếp tục cho xây dựng thêm nhiều công trình nguy nga. Đây là lần trùng tu lớn nhất bao gồm Cổng Tam Quan, Thiên Vương, Ngọc Hoàng, Thập Vương, Tàng Kinh, v.v.
Năm 1844, vua Thiệu Trị cho xây dựng tháp Từ Nhãn, sau này đổi tên là tháp Phước Duyên, bằng gạch và từng lầu thờ một tượng Phật. Nhà vua cho xây dựng đền Hương Nguyện, trước tháp có ba gian. Hai bên dựng hai nhà bia ghi các kiến trúc Phước Duyên, Hương Nguyện, nhiều bài thơ của vua Thiệu Trị. Đầu thế kỷ 20, chùa bị trận bão Giáp Thìn (1904) làm hư hại nặng.
3. Tên gọi chùa Thiên Mụ
Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ “Thiên” phạm đến Trời nên cho đổi từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” (hay “Bà mụ linh thiêng”).
Vấn đề kiêng cữ như đã nêu chỉ diễn tiến từ năm Nhâm Tuất (1862) cho tới năm Kỷ Tỵ (1869). Sau đó, người dân thoải mái gọi hai tên: chùa Thiên Mụ và chùa Linh Mụ.
Vì rằng từ “Linh” đồng nghĩa với “Thiêng”, âm người Huế khi nói “Thiên” nghe tựa “Thiêng” nên khi người Huế nói “Linh Mụ”, “Thiên Mụ” hay “Thiêng Mụ” thì người nghe đều hiểu là muốn nhắc đến ngôi chùa này.
4. Kiến trúc của Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ là một danh lam thắng cảnh vào bậc nhất của cố đô Huế. Chùa được xây trên đỉnh một ngọn đồi cao ngay bên bờ sông Hương đối diện vùng đất Long Thọ. Trước cửa chùa có tháp kiến trúc theo hình bát giác, một kiểu bố cục theo hình bát quái. Tháp này gồm có 6 tầng đều nhau nhưng càng lên cao thì diện tích lại được thu nhỏ lại. Mỗi tầng có một mái nhỏ chìa ra với những đường nét trang trí khá tinh vi, đều đặn và sinh động lạ thường. Mỗi mặt có một cửa cuốn khá lớn hình chữ nhật nhưng chung quanh có nhiều mô hình long nguyệt. Trên cùng là một mái nhỏ 8 cạnh. Chính giữa có trang trí một hình nậm rượu có mũi nhọn. Chung quanh có những mô hình vân vũ.
Khuôn viên chùa được chia làm hai khu vực: Khu vực trước cửa Nghi Môn gồm có các công trình kiến trúc: Bến thuyền có 24 bậc tam cấp lên xuống, cổng tam quan là bốn trụ biểu xây sát đường cái, từ cổng tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện (nay chỉ còn lại nền đất và bộ móng xây bằng đá thanh) sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Duyên xây bằng gạch vồ bảy tầng cao vòi vọi, hai bên đình Hương Nguyện có hai lầu bia hình tứ giác (dựng thời Thiệu Trị), lui về phía trong có hai lầu hình lục giác một lầu để bia và một lầu để chuông (dựng thời Nguyễn Phúc Chu). Đây là những công trình có tính chất lưu niệm (bia, tháp). Khu vực phía trong cửa Nghi Môn gồm các điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan âm, nhà Trai, nhà Khách, vườn hoa, phía sau cùng là vườn thông tĩnh mịch.
5. Những câu chuyện thần bí về Chùa Thiên Mụ
5.1 Hình ảnh bà lão mặc áo đỏ, với khuôn mặt phúc hậu
Vào năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng hay đi xem xét địa thế của mảnh đất để gây dựng cơ đồ, ngay lúc chúa ngồi trên ngựa đi dọc theo sông Hương phát hiện thấy có một đồi nhỏ có hình dáng giống con rồng đang quay đầu.
Cũng trong thời điểm đó người dân thường thấy hình ảnh bà lão mặc áo đỏ quần lục, tóc bạc hay xuất hiện và nói: Tại đây sẽ có một vị chân chúa lập chùa để trấn giữ long mạch.
Khi nghe người dân nói thế, chúa Nguyễn Hoàng đã xây chùa hướng ra sông Hương và đặt tên là Thiên Mụ ( Thiên là trời, Mụ là bà cụ). Chùa được bắt đầu xây dựng cùng năm 1601.
Tuy nhiên cũng có tương truyền là vốn dĩ núi Hà Khê đã có sẵn 1 ngôi chùa rồi, các chúa chỉ cho trùng tu lại thôi.
5.2 Đôi trai gái chia tay khi lên chùa Thiên Mụ
Sự tích thứ hai theo như lời người dân trong vùng kể lại thì vào thời phong kiến do tư tưởng cha mẹ đặt đâu con ngồi đó cho nên con cái không bao giờ được tự do lựa chọn hạnh phúc cho bản thân.
Cùng lúc đó, có một nàng tiểu thư cành vàng lá ngọc đem lòng yêu một chàng trai nghèo mồ côi, tuy nhiên do gia đình ngăn cấm dữ dội nên họ đã quyết định gieo mình xuống bến thuyền trước chùa Thiên Mụ. Nhưng đáng tiếc, nàng tiểu thư trôi dạt vào bờ và được người dân cứu sống còn chàng trai không qua khỏi.
Qua một khoảng thời gian nàng tiểu thư cũng dần quên đi người tình của mình, do đó hồn ma của chàng trai đem lòng oán hận nên đã “nhập” vào Chùa Thiên Mụ và nguyền rủa những cặp đôi khi đến đây sẽ chia tay.
Theo như tìm hiểu của một phóng viên khi đến gặp sư thầy trong chùa Thiên Mụ, thầy cho biết “ Không có lời nguyền nào cả, cho dù là lời nguyền thì cũng chỉ tồn tại một thời gian.
Nếu gọi chùa là chỗ linh thiêng thì sẽ mong cho những đôi trai gái được sống hạnh phúc, chứ ai lại bắt họ phải xa nhau, điều đó không đáng tin. Đây chỉ những lời truyền miệng không có thật”.
Do đó hằng năm vẫn có nhiều cặp vợ chồng, tình nhân lên chùa cầu duyên, xin săm nhưng vẫn không nghe phàn nàn về việc chia tay sau khi lên chùa.
Theo như một người buôn bán lâu năm tại chùa Thiên Mụ cũng cho biết: “Các con của bà khi yêu nhau vẫn dẫn nhau lên chùa tham quan, cầu phúc và hiện tại vẫn đang sống với nhau rất hạnh phúc, bà cũng không tin vào lời nguyền đó”
Do đó những câu chuyện truyền miệng thì vẫn chỉ là truyền miệng không được kiểm chứng, nhưng câu chuyện này cũng là một phần độc đáo, có dịp để mọi người bàn tán khi đến tham gia địa điểm này.
6. Hướng dẫn đường đi đến Chùa Thiên Mụ
Từ trung tâm TP Huế đi chùa Thiên Mụ khoản 6-7km. Bạn có thể di chuyển bằng nhiều con đường khác nhau để đến Chùa Thiên Mụ
Bằng đường bộ
Trung tâm TP Huế bạn có thể di chuyển qua 1 trong các cầu bắt qua sông Hương (Cầu Trường Tiền/ Cầu Phú Xuân/ Cầu Dã Viên), sau đó rẻ trái. Di chuyển thẳng đường Lê Duẫn -> Đường Nguyễn Phúc Nguyên. Cuối đường sẽ đến Chùa Thiên Mụ
Bằng đường sông
Bạn có thể di chuyển từ trung tâm thành phố Huế đi Chùa Thiên Mụ bằng thuê thuyền rồng trên sông Hương, điểm đón bạn tại bến thuyền du lịch Toà Khâm – 49 Lê Lợi, hoặc bến thuyền du lịch số 5 Lê Lợi
Di chuyển trên sông Hương bằng thuyền rồng, bạn có thể ngắm cảnh toàn bộ thành phố Huế. Điểm đến là bến thuyền Chùa Thiên Mụ
7. Giá vé tham quan chùa Thiên Mụ Huế
Hiện tai, chùa Thiên Mụ Huế được miễn phí vé tham quan. Đến đây, bạn chỉ gửi xe tại bến xe Thiên Mụ, sau đó di chuyển qua những bậc cấp để lên chùa Thiên Mụ
8. Khám phá Chùa Thiên Mụ Huế
8.1 Tháp Phước Duyên
Công trình này được xây dựng ngay sau khu vực cổng chào. Tuy nằm phía trước, nhưng tháp Phước Duyên được ví như “linh hồn” của chùa. Kiến trúc này cùng với các công trình khác tạo thành một tổ hợp gắn kết, mang nét độc đáo, khác lạ nhưng vẫn đậm chất Huế.
Tháp Phước Duyên được xây dựng năm 1844 bởi vua Thiệu Trị. Lúc đầu lấy tên là Từ Nhân Tháp. Sau đó đổi thành tên như hiện tại. Lúc bấy giờ, để hoàn thành tháp, các nguyên liệu từ đất sét, đá thanh và gốm bát tràng đều phải chuyển từ ngoài vào.
Phần thân tháp được xây bằng gạch mộc, phần bó vỉa xây từ đá thanh. Tất cả hợp lại tạo thành khối tháp hình bát giác, càng lên cao càng nhỏ, với tất cả 7 tầng, mỗi tầng 2m. Nhìn chung, thiết kế của mỗi tầng là hoàn toàn giống nhau, được sơn màu hồng. Trải qua nhiều năm, nó đã mang dấu của “thời gian”, tô đậm thêm giá trị đặc sắc của kiến trúc cố đô.
8.2 Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan nằm ở phía sau tháp Phước Duyên, có 3 lối đi, tượng trưng cho 3 giới: Nhân – Quỷ _ Thần, nếu có dịp hãy ghé qua nơi đây, lối kiến trúc của cổng Tam Quan khá ấn tượng đấy.
Đây là lối ra vào chính của chùa, tọa lạc phía sau Tháp Phước Duyên. Cổng được thiết kế với 2 tầng và 8 mái. Ở tầng 2 của cổng giữa có thờ Phật. Trên đỉnh mái được trạm trổ nhiều họa tiết hoa văn vô cùng độc đáo. Phía 2 bên lối đi được trấn giữ bằng tượng Hộ Pháp.
8.3 Điện Đại Hùng
Nằm ở ngay chính điện chùa Thiên Mụ Huế, điện Đại Hùng là nơi thờ cúng Phật Di Lặc – Vị thần mang niềm vui vô tư vô lo. Tượng khắc họa Phật Di Lặc với dáng vẻ hiền hòa, đôi tai to tinh thông, chiếc bụng lớn chứa sự bao dung và một nụ cười nhân hậu. Điện được xây dựng hoàn toàn bằng xi măng đặc. Bên cạnh được sơn lại màu gỗ, cho ta cảm giác gần gũi, thân quen.
Ngoài trưng bày Phật Di Lặc, trong điện còn có bức đại tự từ năm 1974 và chiếc chuông hình nhật nguyệt bằng đồng, đi sâu bên trong là đền thờ, trung tâm là tượng Tam Thế Phật, bên trái là Văn Phú Bồ Tát và bên phải là Phố Hiến. Đặc biệt, khoảng đất phía sâu Điện Đại Hùng là nơi chôn cất của Pháp sư Thích Đôn Hậu – Trụ trì của chùa.
8.4 Nơi trưng bày di vật của Hoà thượng Thích Quảng Đức
Chiếc xe “bất tử” gắn liền với sự kiện bi hùng Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu là chiếc Austin A95 Westminster mang biển số DBA 599. Chiếc ô tô ngày ấy hiện đại, tiện nghi, sang trọng, nay đã cũ kỹ, màu sơn phai nhạt bạc màu. Bây giờ chiếc Austin A95 Westminster tại chùa Linh Mụ không chỉ là kỷ vật vô giá gắn với hình tượng bất tử của Bồ tát Thích Quảng Đức mà còn là chiếc xe cổ độc đáo của dòng xe này còn lại ở VN khá nguyên vẹn. Đông đảo du khách đến thăm chùa Linh Mụ đều rất hứng thú với chiếc xe cổ lịch sử.
8.5 Khu mộ tháp cố hoà thượng Thích Đôn Hậu
Hòa thượng Thích Đôn Hậu là trụ trì nổi tiếng trong chùa. Ông đã cống hiến cả cuộc đời của mình cho công cuộc phát triển Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, ông còn được người dân kính trọng bởi vô số những hoạt động công ích, giúp người của mình. Khi viên tịch, người dân và cai quản chùa đã chôn cất Hòa thượng dưới tháp nằm ở cuối khuôn viên để tỏ lòng biết ơn vị sư tôn kính.
8.6 Điện Địa Tạng
Công trình này nằm ngay sau Điện Đại Hùng. Quang cảnh nơi đây mang đến cho bạn sự yên bình, tĩnh lặng. Với phía trước là khoảng sân rộng lớn, có cỏ cây cùng hồ nước xanh mát. Chắc chắn đây sẽ là điểm dừng chân thú vị trong chuyến khám phá chùa Thiên Mụ Huế mà bạn không thể bỏ qua.
8.7 Check-in Bến thuyền Chùa Thiên Mụ
Check in tại bến thuyền Chùa Thiên Mụ là một hoạt động được nhiều du khách yêu thích khi đến Chùa Thiên Mụ. Bến thuyền nằm bên bờ sông Hương, ngay gần chân chùa Thiên Mụ, phía trên là hình ảnh của tháp Phước Duyên
Khi đến bến thuyền Chùa Thiên Mụ, bạn sẽ được đón tiếp bởi những chiếc thuyền rồng, được trang trí đầy màu sắc và đẹp mắt. Bạn có thể hòa mình vào không khí yên bình và khoảnh khắc của hoàng hôn buông xuống, cùng nghe những câu chuyện thú vị về sông Hương và chùa Thiên Mụ.
Với không gian đẹp mắt và không khí trong lành, check in tại bến thuyền Chùa Thiên Mụ sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời, giúp bạn tạm gác lại những lo toan cuộc sống và tận hưởng những phút giây thư giãn bên gia đình và bạn bè.
8.8 Thưởng thức đậu hủ dưới chân Chùa Thiên Mụ
Ở Huế, đậu hủ trở thành món đặc sản dân dã của người dân xứ Huế. Nhưng sẽ đặc biệt hơn nếu những ai đến Huế, ngồi dưới chân chùa Thiên Mụ, vừa thưởng thức chén đậu hũ vừa ngắm nhìn phong cảnh hữu tình trời, sông, mây, núi.
Đậu hủ chùa Thiên Mụ có vị béo ngậy, mềm mịn và thơm ngon. Khi ăn, bạn có thể cảm nhận được hương vị đậm đà của đường đen nấu với nước gừng, cùng với mát lạnh của đậu phụ, tạo nên một hương vị đặc trưng khó quên.
Không chỉ là món ăn ngon, đậu hủ chùa Thiên Mụ còn mang giá trị văn hóa đặc biệt của Huế. Món ăn này được truyền thống từ rất lâu đời và được đánh giá là một phần không thể thiếu trong ẩm thực Huế.
Nếu bạn đến Huế, đừng quên ghé thăm chùa Thiên Mụ để thưởng thức món đậu hủ tuyệt ngon này. Bạn sẽ có một trải nghiệm thú vị và đầy ấn tượng với ẩm thực đặc trưng của Huế. Đến chùa Thiên Mụ những buổi chiều tà, các bạn sẽ thấy không có gì thi vị hơn khi vừa thưởng thức bát đậu hũ vừa ngắm hoàng hôn thơ mộng trên sông Hương, toàn cảnh non xanh nước biếc.
8.9 Chèo sup trên dòng sông Hương khu vực Chùa Thiên Mụ
Chèo sup trên sông Hương khu vực Chùa Thiên Mụ là một trải nghiệm tuyệt vời cho những ai muốn khám phá vẻ đẹp của thành phố Huế. Khu vực này nằm ở bờ sông Hương, gần Chùa Thiên Mụ – một trong những địa danh nổi tiếng của Huế.
Khi chèo sup trên sông Hương, bạn sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh núi, sông và chùa Thiên Mụ từ góc nhìn mới lạ. Ngoài ra, bạn còn có thể thưởng thức cảnh hoàng hôn rực rỡ trên sông Hương khi mặt trời lặn.
Không chỉ thích hợp để thư giãn và tìm hiểu văn hóa địa phương, chèo sup trên sông Hương còn là một hoạt động thể thao giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường sự linh hoạt của cơ thể. Với không khí trong lành và cảnh quan đẹp, chèo sup trên sông Hương khu vực Chùa Thiên Mụ sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến Huế.
5. Những lưu ý khi tham quan Chùa Thiên Mụ Huế
- Trang phục khi đến tham quan chùa Thiên Mụ, bạn nên chọn phong cách tao nhã, lịch sự, kín đáo, không nên mặc váy hoặc quần áo quá hở hang, quá ngắn.
- Với không gian yên tĩnh trong chùa nếu bạn nói chuyện hay cười đùa quá lớn tiếng sẽ ảnh hưởng đến người khác, hãy cố gắng giữ trật tự, đi đứng không chen lấn để giữ được sự tôn nghiêm nơi cửa Phật.
- Không nên mang thức ăn vào chùa và phải nhớ vứt rác đúng nơi quy định nhé.
(Bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau)
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Phá Tam Giang Huế – Đầm Phá lớn nhất Đông Nam Á
Phá Tam Giang là một đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, nằm ở trung [...]
Th8
Bảng giá vé tham quan Huế được cập nhật mới nhất năm 2024
Bảng giá vé tham quan Huế 2024 – Cố đô Huế là một địa điểm [...]
Th8
Kinh nghiệm ăn uống, mua sắm tại chợ Đông Ba
Chợ Đông Ba là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất của thành phố [...]
Th8
Làng Hương Thuỷ Xuân Huế – Địa điểm “sống ảo” triệu view
Làng Hương Thuỷ Xuân Huế – Địa điểm “sống ảo” triệu view, được biết đến [...]
Th8
Đồi Vọng Cảnh – nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất Huế
Đồi Vọng Cảnh – nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất Huế là một trong những [...]
Th8
Lăng Vua Tự Đức – vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc thời Nguyễn
Lăng Vua Tự Đức – vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc thời Nguyễn Kinh [...]
Th8